Nuôi trồng thủy sản trong những năm gần đây là một trong những ngành chủ đạo ở một số địa phương. Đây cũng là lĩnh vực giúp nhiều hộ gia đình xóa đói giảm nghèo. Quá trình nuôi trồng thủy sản đặc biệt là nuôi tôm phát sinh nhiều vấn đề về khí độc trong ao nuôi . Bà con rất cần một biện pháp xử lý khí độc trong ao nuôi hiệu quả để tránh thiệt hại thậm chí mất trắng. Hiểu biết về vấn đề này là yêu cầu kỹ thuật cần thiết và quan trọng đối với người nuôi.
Contents
1. Khí độc H2S
1.1. Nguyên nhân hình thành
Ao nuôi có lượng mùn bã hữu cơ lớn như các ao ở rừng ngập mặn có xác sú vẹt bị phân hủy hoặc ao lót bạt không được xiphong thường xuyên sẽ phát sinh quá trình hình thành khí H2S.
Ngày mưa là những ngày có thể khiến tôm trong ao nuôi bị ngộ độc khí H2S. Mưa và gió làm khuấy động nước trong ao nuôi khiến khí H2S từ đáy ao bốc lên trên. Bên cạnh đó mưa khiến cho pH trong nước ao nuôi giảm thấp tạo điều kiện tăng độ tố của H2S có trong nước ao nuôi.
Một nguyên nhân nữa khiến cho tôm dễ bị ngộ độc H2S trong ngày mưa là do nước tầng trên lạnh, trong khi lớp nước tầng dưới có khí độc lại ấm hơn khiến cho tôm di chuyển sang vùng nước ấm.
Khí độc H2S thường nằm ở tầng đáy ao nuôi
1.2. Biểu hiện của ao nuôi tôm nhiễm khí độc H2S
Nước ao nhiễm khí độc H2S có vệt đen bồ hóng ở cuối ao, khi đứng cuối gió có thể ngửi thấy mùi trứng ung đặc trưng của loại khí độc này. Khi đo độ pH trong nước ao vào buổi sáng thấp hơn 7,4 và độ chênh lệch pH trong ngày khá cao.
Một biểu hiện khác là tôm nhiễm khí độ H2S vỏ mềm và mỏng hơn bình thường, đây là do tôm bị stress và giảm khả năng tiêu thụ thức ăn trong thời gian dài.
1.3. Cách xử lý khí độc trong ao nuôi nhiễm H2S bằng Bio-Floc 01
Tiến hành xử lý khí độ H2S trong ao nuôi vào 2 ngày trời nắng liên tiếp. Ao nuôi 1.000 m3 nước nên dùng 1 lít Bio-Floc 01. Pha 1 can Bio-Floc 01 với 200 lít nước, sau đó tạt đều khắp mặt nước ao nuôi tôm vào thời gian 8 đến 11 giờ sáng khi trời nắng. Sau khi tạt nước ao sẽ nổi bọt và sáng dần lên.
Ngoài ra, nên sử dụng đồng bộ các biện pháp khác để giảm nồng độ H2S trong ao nuôi tôm như giảm hoặc cắt lượng thức ăn của tôm trong 1 – 2 ngày, siphong và thay nước đáy ao nuôi nếu chủ ao nuôi có điều kiện. Đồng thời tăng cường quạt và sục khí ao nuôi. Tăng độ pH của ao nuôi bằng cách tạt đều khắp mặt nước ao nước vôi đã hòa tan.
Bio-Floc 01 xử lý khí độc trong ao nuôi
2. Khí độc NH3
2.1. Nguyên nhân hình thành
Khí độc NH3 hình thành từ chất thải của tôm và lượng thức ăn dư thừa. Rất khó để đo nồng độ NH3 riêng biệt, người ta thường đo nồng độ NH4+/NH3 trong các báo cáo gọi là TAN. Từ số liệu TAN có thể tính ra nồng độ khí độc NH3 trong ao nuôi tôm. Khi độ pH tăng cao khí NH3 có thể khuếch tán vào không khí. NH3 kết hợp với oxy cho ra khí NO2 là loại khí độc hại nhất cho tôm, khử khí độc NO2 là nhiệm vụ quan trọng của người nuôi tôm. Độ pH của ao nuôi lúc này sẽ khá cao.
2.2. Biểu hiện của ao nuôi có hàm lượng khí độc NH3 cao
Vào buổi chiều ao nuôi tôm nhiễm NH3 có độ pH cao hơn 8,0. Nước ao đục hoặc có màu xanh đét, ngay cả khi bật quạt thì tôm vẫn lờ đờ nổi đâu vào buổi chiều. Có thể tiến hành xác định chính xác bằng cách kiểm tra nồng độ NO2.
2.3. Xử lý khí độc trong ao nuôi tôm có nồng độ NO2 cao
Tiến hành giảm 30 đến 40% lượng thức ăn của tôm trong vòng 1 đến 2 ngày. Đồng thời tăng cường quạt và sục khí ao nuôi tôm, dùng BFC C TẠT để giảm độ pH của nước ao với tỷ lệ 1kg cho 1.000 m3 nước ao tôm trong 2 ngày liên tiếp.
Pha dung dịch bao gồm 1 gói NO2 AQUA cùng 1 kg rỉ mật và 50 lít nước, sục khí dung dịch liên tục trong vòng 2 đến 4 giờ. Chọn thời gian 10 đến 11 giờ chiều để tạt đều dung dịch trong 2 ngày liên tiếp. Lượng dung dịch đã ủ sử dụng cho 2.000 đến 3.000 m3 nước ao nuôi.
Xem thêm: Bệnh đốm trắng trên tôm – Nguyên nhân và cách phòng ngừa
𝐂𝐨̂𝐧𝐠 𝐭𝐲 𝐓𝐍𝐇𝐇 𝐁𝐢𝐨-𝐅𝐥𝐨𝐜
- Địa chỉ: Cụm CN Liên Hiệp – Phúc Thọ – Hà Nội
- Web: http://biofloc.com.vn/
- Hotline: 𝟎𝟖𝟐𝟖. 𝟗𝟗. 𝟖𝟔𝟖𝟔
- Email: biofloccompany@gmail.com