Tảo đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp oxy và cân bằng hệ sinh thái. Tuy nhiên, khi tảo trong ao dày hay có nhiều tảo độc gây ra sự biến đổi môi trường nước và ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của tôm. Bài viết dưới đây của Bio-Floc sẽ chia sẻ cùng bạn đọc Tảo trong ao nuôi và kỹ thuật diệt tảo siêu hiệu quả.
Contents
1. Kỹ thuật diệt tảo trong ao nuôi như thế nào?
Trước khi bắt tay vào việc xây dựng giải pháp xử lý tảo, hãy cùng tìm hiểu về các loại tảo thông qua những vấn đề sau đây:
1.1. Có những loại tảo độc nào có thể tồn tại trong ao tôm?
Tảo lam:
Tảo Lam là độc hại cho các ao nuôi tôm cá, là sinh vật chỉ thị cho độ phì dưỡng của ao nuôi. Một số loài qua TĐC tạo ra chất ức chế → giảm mật độ vi khuẩn có lợi trong ao nuôi.
- Khi chúng phát triển và chiếm ưu thế gây nở hoa của nước (đặc biệt là các loài tảo Lam dạng sợi: chi Phormidium, Oscillatoria hay Lyngbya…) và tạo màu nước xanh lam đậm→xanh đen→gây ô nhiễm môi trường → cá tôm bắt mồi kém, sinh trưởng và phát triển rất chậm, dễ bị bệnh phân trắng.
- Tảo Lam xuất hiện làm cho cá tôm có mùi hôi, chất nhờn từ màng tế bào tảo gây tắc nghẽn mang của cá.
Tảo lam thường xuất hiện trong ao theo từng cụm
Tảo mắt:
- Tảo Mắt phát triển và chiếm ưu thế sẽ tạo màu xanh như nước rau má (Euglenavidiis), đỏ ( sanguinea) hoặc nâu đen (Trachelomonas), là những màu nước không tốt cho các ao nuôi thủy sản.
- Tảo Mắt tăng trưởng sinh khối rất nhanh khi điều kiện thuận lợi ảnh hưởng đến hàm lượng oxy hòa tan trong ao nuôi và làm nhiễm bẩn môi trường nước.
- Một số loài là thức ăn cho động vật thủy sản.
- Một số loài sống ký sinh.
- Một số loài là tác nhân gây bệnh cho động vật thủy sản.
- Tảo mắt là sinh vật chỉ thị cho độ nhiễm bẩn của thủy vực (dựa vào mật độ tảo có thể đánh giá thủy vực đó có độ nhiễm bẩn nhẹ, vừa hay nặng).
Hình ảnh tảo mắt được soi dưới kính hiển vi
Tảo giáp
- Tảo giáp là loài di chuyển rất nhanh nhờ có tiên mao xung quanh cơ thể.
- Nguyên nhân là do nguồn nước cấp bên ngoài vào, môi trường nuôi mất cân bằng khoáng đa vi lượng hoặc do ao nuôi ô nhiễm.
- Gây tắc nghẽn đường ruột tôm do tôm không tiêu hóa được loại tảo này.
- Màu nước trong ao sẽ có màu nâu đỏ và hình thành những váng nâu đỏ nếu trong ao tồn tại nhiều loại tảo này.
Tảo giáp có hình thù đặc trưng
XEM THÊM: Máy phát điện công nghiệp cao cấp – 100% nhập khẩu.
1.2. Các loại tạo có ích cho quá trình phát triển của tôm
Bên cạnh những loại tảo độc, trong môi trường ao nuôi tôm cũng có những loại tảo có lợi bao gồm:
Tảo lục:
- Tảo Lục phát triển và chiếm ưu thế, đặc biệt là Chlorella sp., Scenedesmus sp. thường tạo màu xanh nhạt, xanh lục (xanh vỏ đậu) cho nước ao. Đây là ngành tảo có lợi cho các ao nuôi thủy sản.
- Ao nuôi có tảo Lục phát triển, môi trường nước ít biến động, tôm cá sinh trưởng phát triển tốt.
- Ngoài ra trong quá trình trao đổi chất chúng tiết ra Chlorelline nên có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại trong nước.
Tảo lục khi phân tích
Tảo khuê
– Tảo Silic thường xuất hiện trong các ao nuôi nước sạch, hàm lượng dinh dưỡng trong ao thấp. Vì thế, tảo silic thường xuất hiện trong ao nuôi ở đầu vụ, đến cuối vụ thành phần loài và mật độ tảo silic giảm.
– Khi xuất hiện tảo silic chiếm ưu thế có thể phán đoán:
- Chất lượng nước tốt, hàm lượng silicat trong nước cao.
- Hàm lượng dinh dưỡng trong ao thấp.
- Sản phẩm bài tiết của tôm cá và thức ăn thừa được phân hủy bởi nhóm vi khuẩn có lợi trong ao nuôi.
- Đáy ao sạch.
- Độ trong hợp lý.
Tảo khuê giúp ích cho quá trình sinh trưởng của tôm
Tảo lục
- Tảo Lục phát triển và chiếm ưu thế, đặc biệt là Chlorella sp., Scenedesmus sp. thường tạo màu xanh nhạt, xanh lục (xanh vỏ đậu) cho nước ao. Đây là ngành tảo có lợi cho các ao nuôi thủy sản.
- Ao nuôi có tảo Lục phát triển, môi trường nước ít biến động, tôm cá sinh trưởng phát triển tốt.
- Ngoài ra trong quá trình trao đổi chất chúng tiết ra Chlorelline nên có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại trong nước.
XEM THÊM: Máy phát điện Mitsubishi nhập khẩu chính hãng Nhật Bản.
2. Cách điều chỉnh sự phát triển của tảo và kỹ thuật diệt tảo
2.1. Nguyên lý chung của kỹ thuật diệt tảo
- Mật độ vi tảo trong các ao nuôi thủy sản có quan hệ chặt với một số yếu tố môi trường (độ trong, pH, hàm lượng Oxy và muối dinh dưỡng).
- Dựa vào giá trị của độ trong, pH, màu nước ao nuôi,… có thể điều chỉnh thành phần loài và số lượng tế bào thực vật nổi.
- Duy trì độ trong 30 – 40 cm (mùa khô), 25 – 30 cm (mùa mưa) và mật độ vi tảo (0,4 – 20,0 x 106 tb/L) được xem là “điều chỉnh” khá hợp lý trong các ao nuôi cá thâm canh.
- Định kỳ dùng chế phẩm vi sinh để thúc đẩy quá trình phân hủy mùn bã hữu cơ của vi sinh vật có lợi (probotic) nhằm thường xuyên duy trì các muối dinh dưỡng trong ao hợp lý để duy trì mật độ tảo phù hợp.
- Không sử dụng CuSO4 để diệt tảo vì không có hiệu quả và còn gây độc cho tôm cá nuôi.
- Khi pH môi trường quá cao, không nên dùng hóa chất diệt tảo, bởi vì lượng tảo chết quá nhiều, gây biến đổi đột ngột pH cũng như các yếu tố khác. Đặc biệt là những chất oxy hóa mạnh (BKC, Chlorine), chúng sẽ diệt và phân hủy xác tảo tạo NH3 đến mức gây độc cho tôm cá.
- Thường xuyên quan sát màu nước và váng bọt khí để nhận biết hiện tượng tảo tàn lụi, và khi tảo tàn sử dụng chế phẩm vi sinh kịp thời để xử lý môi trường.
2.2. Đảm bảo môi trường nước
Điều đầu tiên để tôm có thể phát triển tốt đó là đảm bảo môi trường nước trong và sạch bằng cách vớt xác tảo tàn ra khỏi ao. Nếu mật độ tảo quá nhiều thì nên thay nước đã được xử lý từ ao lắng khoảng 30% để giảm tảo. Lượng thức ăn trong ngày cần được tính toán hợp lý sao cho không bị dư thừa quá nhiều. Việc hút bùn và siphon đáy ao cũng cần được thực hiện thường xuyên và đều đặn. Đồng thời, tăng cường quạt nước, cung cấp oxy cho tôm. Từ đó hạn chế tối đa tình trạng tảo hút cạn oxy trong ao.
2.3. Đánh vôi
Ở phần trên, khi phân tích nguyên nhân gây ra tảo. Ta thấy rằng, tảo phát triển dày đặc có thể do dư phospho từ thức ăn thừa đọng lại trong ao.
Nếu trong ao xuất hiện tảo lam, tảo sợi, tảo đỏ người nuôi cần tiến hành đo lường độ kiềm trong ao. Trong trường hợp kiềm thấp, ta có thể tiến hành ngâm vôi nung và tạt đều quanh ao vào đêm khuya với liều 30kg/1000 m3 nước trong 2 ngày liên tiếp. Khi vôi kết tủa sẽ khiến cho lượng phospho trong ao giảm đi nhanh chóng khiến tảo giảm đi đáng kể.
2.4. Sử dụng men vi sinh
Một kỹ thuật diệt tảo thông dụng khác chính là sử dụng men vi sinh Bio-Floc EM Gốc có chứa lợi khuẩn. Chúng có tác dụng phân hủy chất hữu cơ có trong ao. Đồng thời cắt tảo, làm sạch môi trường nước và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn cũng như khí độc trong ao nuôi. Liều lượng sử dụng 7 – 10 lít Bio-Floc EM Gốc sau khi ngâm ủ trên 5 ngày sử dụng cho 1.000 m3 nước ao nuôi vào buổi tối.
2.5. Kết hợp vi sinh và enzyme
Để việc cắt tảo diễn ra từ từ không gây độc cho tôm cũng như không gây ô nhiễm nguồn nước người ta thường kết hợp sử dụng 2 chế phẩm sinh học Bio Enzyme và Bio-Floc EM Gốc. Trong đó, Bio Enzyme đóng vai trò phân hủy chất hữu cơ (xác tảo) biến chúng trở thành thức ăn cho tôm mà không làm ảnh hưởng tới môi trường nước.
Hãy liên hệ với Bio-Floc qua hotline 082 899 8686 để nhận sự tư vấn kĩ lưỡng, tận tình.
Xem thêm: Những lưu ý trong nuôi cá mùa nắng nóng
𝐂𝐨̂𝐧𝐠 𝐭𝐲 𝐓𝐍𝐇𝐇 𝐁𝐢𝐨-𝐅𝐥𝐨𝐜
- Địa chỉ: Cụm CN Liên Hiệp – Phúc Thọ – Hà Nội
- Web: http://biofloc.vn/
- Hotline: 𝟎𝟖𝟐𝟖. 𝟗𝟗. 𝟖𝟔𝟖𝟔
- Email: biofloccompany@gmail.com
- Bảo Vệ và Tái Tạo Tế Bào Gan Tôm Bằng PHYTO GANIC
- Cách xử lý triệt để tảo độc trên ao nuôi tôm
- Bio-Floc tổ chức khám, chăm sóc sức khỏe định kỳ cho cán bộ nhân viên
- Những lưu ý khi sử dụng chế phẩm sinh học cho ao nuôi cá
- Giải pháp giúp nhanh chắc vỏ, phòng ngừa mềm vỏ, lột dính vỏ, cong thân trên tôm.