Mùa nắng nóng tại Việt Nam kéo dài khiến cho cá nuôi phải đối diện với tình trạng nhiệt độ cao trong thời gian dài và những bệnh dịch thường xảy ra trong mùa nắng nóng. Bà con cần hiểu biết ảnh hưởng của thời tiết nắng nóng đối với cá nuôi và cách nuôi cá mùa nắng nóng để có những biện pháp phòng bệnh cho cá tránh thiệt hại kinh tế.
Thận trọng khi nuôi cá trong mùa nắng nóng
Contents
1. Tác hại của nắng nóng đối với cá nuôi
Nuôi cá mùa nắng nóng cần lưu ý vấn đề oxy trong nước ao, khi nhiệt độ cao cá cần lượng oxy nhiều để tiến hành trao đổi chất, cần đảm bảo oxy trong nước đầy đủ để cá nuôi không bị ảnh hưởng.
Nắng nóng cũng khiến ao nuôi cá phát sinh nhiều loại khí độc ảnh hưởng đến chất lượng nước ao nuôi và cá dễ bị sốc nhiệt. Bên cạnh đó mỗi loài cá nuôi đều có yêu cầu khác nhau về nhiệt độ trong các giai đoạn sinh trưởng, sinh sản. Nhiệt độ cao kéo dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cá nuôi trong ao.
Giảm lượng thức ăn khi nuôi cá trong những ngày nắng nóng gay gắt
2. Lưu ý chăm sóc cá mùa nắng nóng
Bà con nuôi cá mùa nắng nóng có thể thực hiện những biện pháp chăm sóc cá như sau:
2.1. Mô hình trại sản xuất cá giống
Có thể làm cột để căng phủ lưới lan màu xanh lên trên ao nuôi cá giống để giảm ảnh nắng chiếu xuống mặt nước giảm nhiệt độ cho nước ao nuôi. Thường xuyên bổ sung nước vào ao nuôi để tránh việc giảm mực nước ao do tình trạng bốc hơi dưới nắng nóng.
Tính toán mật độ cá trong ao ương để định lượng, kiểm soát lượng thức ăn cho cá, không để nhiều thức ăn dư thừa đọng dưới đáy ao. Thường xuyên bổ sung nước sạch cho ao ương. Sử dụng các chế phẩm sinh học xử lý môi trường nước ao nuôi.
2.2. Mô hình nuôi cá trong ao, hồ nhỏ
Giảm khẩu phần ăn của cá khoảng 50 – 60% trong những ngày trời nắng từ 35 độ trở lên. Tăng cường sức đề kháng cho cá bằng việc bổ sung vitamin và khoáng chất vào thức ăn cho cá. Liều lượng vitamin và khoáng chất mỗi ngày cần thiết là 3-5g/100kg cá.
Mực nước ao nuôi cá cần đảm bảo từ 1,5 – 2m trong mùa nắng. Đối với mô hình nuôi cá này có thể sử dụng phương pháp thả bèo tây vào ao nuôi để cá nuôi có thể trú nắng. Chỉ nên thả bèo tây phủ ven bờ ao nuôi.
2.3. Mô hình nuôi cá trong lồng bè
Hạ thấp lồng nuôi xuống độ sâu 2,5 đến 3m và đậy nắp lồng để tránh thất thoát cá nuôi. Treo túi vôi bột vào các góc lồng để phòng bệnh cho cá. Đảm bảo vệ sinh lồng nuôi, lưới không bị tắc nghẽn để nước lưu thông dễ dàng.
Thả bèo để cá nuôi có nơi tránh nắng
3. Các biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho cá mùa nóng
Phòng bệnh cho cá mùa nắng nóng là điều bà con cần thực hiện để đảm bảo cá phát triển khỏe mạnh.
3.1. Quản lý nhiệt độ
Có thể giảm bớt nắng nóng cho cá nuôi bằng một số biện pháp như: nâng cao mực nước, tạo những vùng tránh nóng cho cá bằng bèo, lục bình, bóng râm, mái che, hạ lồng nuôi… Tăng cường sử dụng quạt nước, sục khí để tăng lượng oxy hòa tan trong nước ao nuôi, tránh phân tầng nước ao nuôi (phân tầng nước sẽ tạo sốc nhiệt cho cá giữa các tầng nước).
Tăng cường sử dụng vitamin C tạt (có trong sản phẩm BFC C TẠT) tạt đều mặt nước ao nuôi giúp cá tránh sốc do nhiệt độ cao.
3.2. Quản lý thức ăn
Mùa nắng nóng khiến cho cá giảm khả năng bắt mồi và tiêu hóa, cho nên bà con cần giảm lượng thức ăn cho cá vào bữa trưa hoặc không cho cá ăn vào buổi trưa.
Trộn các chất khoáng và vitamin hỗ trợ tăng sức đề kháng cho cá nuôi vào thức ăn chăn nuôi. Có thể trộn thêm những sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa cho cá nuôi để để giúp cá tiêu hóa thức ăn dễ dạng hơn.
PP Floc EM và LACTOPROBI là loại men vi sinh sống hỗ trợ tiêu hóa giúp cá nuôi hấp thu dinh dưỡng tốt và tăng sức đề kháng cho cá mùa nắng nóng. Có thể sử dụng PP Floc EM/ LACTOPROBI trộn vào thức ăn cho cá vào cữ sáng hoặc cữ chiều. Hòa 1 lít PP Floc EM/LACTOPROBI vào nước rồi trộn cho tổng lượng 500 – 700 kg thức ăn (nên trộn trực tiếp cho 1/3 tổng lượng thức ăn cho cá ăn còn 2/3 tổng lượng thức ăn không cần trộn) cho cá ăn sẽ giúp giúp cá tiêu hóa thức ăn dễ dàng, hấp thụ triệt để dinh dưỡng trong thức ăn và ngăn ngừa bệnh các đường ruột.
Men vi sinh sống hỗ trợ tiêu hóa
3.3. Quản lý bùn đáy và chất lượng nước ao nuôi cá
Cần quan tâm chất lượng đáy ao nuôi và đặc biệt là bùn đen đáy ao. Bùn đen đáy ao nuôi làm nơi sinh sống của các vi khuẩn gây bệnh và cũng là nơi bùng phát khí độc trong ao. Do đó, tăng cường sử dụng chế phẩm vi sinh XỬ LÝ BÙN ĐEN đáy ao nuôi. Không để ao nuôi có tảo tàn, tảo độc gây hại cho cá nuôi trong ao mùa nắng nóng.
Bà con có thể dùng các chế phẩm sinh học để xử lý nước ao nuôi phòng bệnh trong nuôi cá mùa nắng nóng:
- Bio-Floc EM Gốc: có công dụng xử lý nước ao nuôi và xử lý mùn bã hữu cơ ở đáy ao. Chế phẩm còn có công dụng hỗ trợ cắt các loại tảo gây hại cho cá nuôi
- Bio-Floc 01: nên sử dụng sản phẩm này định kỳ hoặc khi phát hiện ao nuôi cá có nồng độ H2S và NO2 cao
- Bio-Floc 02: nê sử dụng định kỳ chế phẩm sẽ giúp làm giảm bùn đen và mùi hôi thối trong ao nuôi.
Xem thêm: Kỹ thuật nuôi cá trắm đen nhanh lớn – mang lại hiệu quả kinh tế cao
Bà con nuôi cá mùa nắng nóng cần chú ý những vấn đề trên để đảm bảo sự phát triển của cá, tránh thất thoát hoặc tốn chi phí không cần thiết. Đặc biệt bà con cũng cần tìm hiểu những chế phẩm sinh học hỗ trợ chăm sóc và phòng bệnh cho cá mùa nắng nóng để quá trình nuôi cá được thuận lợi hơn. Hãy liên hệ với Bio-Floc qua hotline: 082 899 8686 để nhận sự tư vấn kĩ lưỡng, tận tình.
𝐂𝐨̂𝐧𝐠 𝐭𝐲 𝐓𝐍𝐇𝐇 𝐁𝐢𝐨-𝐅𝐥𝐨𝐜
Địa chỉ: Cụm CN Liên Hiệp – Phúc Thọ – Hà Nội
Hotline: 𝟎𝟖𝟐𝟖. 𝟗𝟗. 𝟖𝟔𝟖𝟔
Email: biofloccompany@gmail.com
- Sản phẩm BFC Protic plus – Tiêu hóa tốt phát triển nhanh & PP PROBIOTICS
- Bio-Floc – Nhà máy sản xuất vi sinh thủy sản đạt tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001:2015
- Nuôi tôm nhiều giai đoạn bằng bộ sản phẩm vi sinh chuyên biệt tại Bio-Floc
- Chế phẩm Bio-Floc EM Gốc – Giải pháp làm sạch nước và đáy ao nuôi
- Nuôi tôm công nghệ cao có nên dùng chế phẩm EM?