Cách xử lý triệt để tảo độc trên ao nuôi tôm

Tảo là thành phần quan trọng trong nước ao nuôi tôm. Tuy nhiên, trong nước ao nuôi tôm ngoài tảo có lợi cũng có nhiều loại tảo có hại đối với tôm nuôi. Kiểm soát tảo độc trên ao nuôi tôm góp phần mang tới thành công của vụ nuôi.

Thực trạng các tảo độc trên ao nuôi tôm

Hiện tượng tảo độc phát triển mạnh và tràn lan trong các giai đoạn nuôi tôm gây ra nhiều vấn đề khó khăn cho người nuôi. Ba loại tảo độc chủ yếu trong ao nuôi tôm là tảo lam, tảo mắt và tảo giáp.

Chúng ta có thể nhận biết sơ bộ được loài tảo đang phát triển trong ao nuôi thông qua màu sắc nước ao nuôi. Nếu nước ao có màu xanh đậm, xanh nước sơn hay váng xanh nổi lên là nước đã bị nhiễm tảo lam. Nếu ao có màu nâu đen, xanh rau má là bị nhiễm tảo mắt, còn nước ao màu nâu đỏ là do tảo giáp biến đổi.

tảo độc trên ao nuôi tôm

Nguyên nhân chính dẫn đến sự phát triển nhanh bất thường của tảo độc trên ao nuôi tôm là do thức ăn thừa dư thừa, phân thải của tôm, do xử lý nước và đáy ao không tốt, cùng với đó là điều kiện thời tiết thuận lợi làm bùng phát tảo độc trong ao nuôi.

Tác hại của tảo độc gây ra cho tôm

Tảo độc gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng đối với tôm trong suốt các giai đoạn. 

Đầu tiên là tảo độc làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của tôm. Tôm ăn phải tảo độc có thể làm tổn thương đường ruột, dẫn đến tình trạng tôm đứt khúc và phân lỏng. Các ao nuôi có nhiều tảo độc tôm sẽ thường dễ bị bệnh phân trắng. Từ đó ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng và phát triển của tôm.

tôm bị bệnh phân trắng

Ngoài ra, sự phát triển quá mức của tảo độc trên ao nuôi tôm có thể dẫn đến tình trạng thiếu oxy trong ao, đặc biệt là vào buổi sáng sớm và tối khi tảo tiêu thụ oxy trong quá trình quang hợp, gây ra hiện tượng tôm nổi đầu.

Tảo cũng gây ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp của tôm. Xác tảo bám vào mang tôm, tạo ra một lớp màng cản trở quá trình hấp thụ oxy, làm cho tôm trở nên yếu đi, kém phát triển, nếu tình trạng này kéo dài có thể gây ra hiện tượng tôm chết hàng loạt do suy dinh dưỡng.

Ngoài ra, sự phát triển quá mức của tảo độc trên ao nuôi còn gây ra các tác hại như sự bùng  phát của vi sinh vật gây bệnh, biến động pH trong nước ao, giảm nồng độ kiềm trong nước ao nuôi…..

Cách xử lý triệt để tảo độc trên ao nuôi tôm

Có nhiều biện pháp đã được đưa ra để xử lý vấn đề tảo độc trong ao nuôi tôm, tuy nhiên, những biện pháp này hầu hết đều mang tính tạm thời và chưa thể xử lý triệt để các loại tảo. 

Hiện nay, phương pháp xử lý tảo độc trên ao nuôi tôm triệt để nhất chính là sử dụng chế phẩm sinh học. Ở phương diện này, Bio-Floc tự hào là đơn vị hàng đầu trong việc nghiên cứu và sản xuất các chế phẩm vi sinh giúp xử lý và cải thiện hiệu quả các vấn đề thường xảy ra trong ao nuôi tôm. 

Bio-Floc đã tích hợp các ưu điểm và tính năng xử lý triệt để vấn đề tảo độc ao nuôi tôm trong sản phẩm BIO-FLOC EM GỐC. Sản phẩm này không chỉ giúp xử lý triệt để tảo độc trong môi trường sống của tôm mà còn tạo điều kiện lý tưởng cho tôm phát triển khỏe mạnh.

Chế phẩm Bio-Floc EM Gốc là tập hợp các vi sinh vật gốc từ đó do đó khi sử dụng các chủng vi sinh vật có tốc độ phát triển nhanh từ đó cạnh tranh mạnh mẽ nguồn dinh dưỡng cũng như không gian sống của tảo sẽ làm tảo độc hạn chế rồi tiêu diệt chúng. Ngoài ra, các chủng vi sinh vật trong chế phẩm còn có khả năng phân hủy nhanh các mùn bã hữu cơ ở nước và đáy ao cũng như xác tảo chết từ đó làm sạch nước và đáy ao nuôi.

Cách sử dụng Bio-Floc EM Gốc: Hòa tan một gói sản phẩm Bio-Floc EM Gốc với 5 kg rỉ mật vào 95 lít nước sạch (có thể là nước mưa, nước lọc, nước giếng khoan, hoặc nước máy đã để sẵn trong ít nhất 2 ngày), sau đó đậy kín 3-5 ngày hoặc sục khí liên tục 24 giờ. Sản phẩm sẽ được sử dụng trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhân sinh khối.

Với ao nuôi tảo mới chớm dày: sử dụng 15 – 20 lít (chế phẩm sau khi nhân sinh khối được trên 7 ngày) cho tạt đều cho 1.000 m3 nước ao nuôi vào 20 – 23 giờ đêm trong 2 – 3 ngày liên tiếp giúp tiêu diệt tảo và phân hủy sạch xác tảo chết. Tăng cường quạt nước trong quá trình xử lý tảo.

Với ao nuôi tảo quá dày: sử dụng BKC tạt góc ao cuối gió bằng ½ – ⅓ diện tích mặt nước có tảo dày từ 2 – 3 ngày liên tiếp. Sau đó sử dụng sử dụng 15 – 20 lít (chế phẩm sau khi nhân sinh khối được trên 7 ngày) cho tạt đều cho 1.000 m3 nước ao nuôi vào 20 – 23 giờ đêm trong 2 – 3 ngày liên tiếp giúp tiêu diệt tảo và phân hủy sạch xác tảo chết. 

Kiểm soát tảo trong quá trình nuôi: định kỳ sử dụng Bio-Floc EM Gốc với BFC Clean giúp kiểm soát môi trường nước và đáy ao nuôi, cùng với đó là sử dụng chế phẩm Lactoprobi trộn vào thức ăn cho tôm sẽ giúp tôm tiêu hóa triệt để dinh dưỡng từ đó giảm phác thải ra ngoài môi trường ao nuôi.

Hãy liên hệ với Bio-Floc để có quy trình nuôi tôm không có tảo độc trong ao nuôi!

Xem thêm: Ảnh Hưởng của Khí Độc NO2 Đối với Ao Nuôi Tôm và Cách Xử Lý với BFC NO2 Clear của Bio-Floc

𝐂𝐨̂𝐧𝐠 𝐭𝐲 𝐓𝐍𝐇𝐇 𝐁𝐢𝐨-𝐅𝐥𝐨𝐜

  • Địa chỉ: Cụm CN Liên Hiệp – Phúc Thọ – Hà Nội
  • Web: http://biofloc.com.vn/
  • Hotline: 𝟎𝟖𝟐𝟖. 𝟗𝟗. 𝟖𝟔𝟖𝟔
  • Email: biofloccompany@gmail.com
  • OA Zalo: BioFloc trên Zalo 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

**hangupdate**