Cách Chọn Enzyme Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

Bên cạnh cách chọn giống thủy sản tốt, cách chọn môi trường nuôi thuận lợi,…. Thì cách chọn enzyme trong nuôi trồng thủy sản cũng tạo ra sự ảnh hưởng đến kết quả của một vụ mùa bội thu. Vậy, cụ thể vấn đề này là như thế nào, hãy cùng Bio-Floc chúng tôi tìm hiểu qua nội dung dưới đây nhé.

vi sinh, vi sinh xử lý đáy, men tiêu hóa, kỹ thuật nuôi cấy vi sinh

Enzyme giúp tôm phát triển tốt hơn

Enzyme trong nuôi trồng thủy sản là gì?

Enzyme là chất xúc tác sinh học có bản chất là protein, có khả năng tham gia vào các quá trình biến đổi sinh hóa quan trọng.

Cụ thể hơn, các enzyme này hầu như tham gia vào tất cả các loại hình đồng hóa và cả dị hóa của các phản ứng tiêu hóa và trao đổi chất ở vật nuôi thủy sản. Đặc biệt, tuy enzyme tham gia vào các quá trình phản ứng đó và đóng vai trò như những chất xúc tác cho các phản ứng, nhưng enzyme lại không bị đổi.

Thêm nữa, enzyme còn bổ sung thêm các công cụ có khả năng bất hoạt các yếu tố kháng dinh dưỡng trong cơ thể vật nuôi. Từ đó, nâng cao giá trị dinh dưỡng của protein từ các loại thực vật trong chuỗi thức ăn. Có thể hiểu là enzyme giúp biến đổi các thành phần thức ăn phức tạp chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể vật nuôi thủy sản dễ dàng hấp thụ.

Tác dụng của enzyme trong nuôi trồng thủy sản

Dựa vào các thông tin bên trên, chúng ta có thể thấy được vài tác dụng từ enzyme bao gồm:

  • Hỗ trợ tiêu hóa, giúp vật nuôi thủy sản có thể hấp thu tốt các chất dinh dưỡng trong thức ăn. Hỗ trợ biến đổi các chất phức tạp thành các chất đơn giản mà cơ thể thủy sản có thể hấp thu được. Từ đó, chất lượng vật nuôi sẽ được cải thiện đáng kể và dinh dưỡng cũng sẽ nhiều hơn.
  • Ngoài ra, đối với cách chọn enzyme trong nuôi trồng thủy sản, khi bạn quyết định chính xác. Enzyme tiếp xúc vào môi trường nước trong ao hồ còn hỗ trợ làm sạch bề mặt nước, đáy ao một cách nhanh chóng.
    Điều này được thực hiện bởi cơ chế thúc đẩy sự phân hủy các chất hữu cơ trong ao nuôi từ enzyme. Khi đó các xác động vật, xác tảo, thức ăn thừa,…. Sẽ bị phân hủy và trả lại môi trường nước, đáy ao trong lành. Ngăn ngừa khí độc xuất hiện làm ảnh hưởng đến môi trường, chất lượng sinh sống của các loài thủy sản.

Đó là hai công dụng chính mà enzyme mang lại cho vật nuôi cũng như môi trường ao hồ tại đó.

Các loại enzyme thường gặp

Có 4 loại enzyme thường gặp ở nuôi trồng thủy sản, cụ thể:

vi sinh, vi sinh xử lý đáy, men tiêu hóa, kỹ thuật nuôi cấy vi sinh, Chọn Enzyme trong nuôi trồng thủy sản

Enzyme Cellulase ảnh minh họa. Nguồn: Từ internet

Enzyme Cellulase: Một loại enzyme có chức năng chính là phân hủy vách cellulose. Loại enzyme này hoạt động khá tốt trong điều kiện môi trường có pH tối ưu ở khoảng 4 cho đến 5 và nhiệt độ từ 45 độ cho đến 50 độ. Nhưng nếu nhiệt độ tăng cao lên khoảng 80 độ C thì enzyme này bị mất hoàn toàn sau khoảng từ 10 cho đến 15 phút.

Trong enzyme cellulase còn được chia làm ba loại nhỏ khác, bao gồm:

  • 1,4-β-D-glucan hydrolase (EC 3.2.1.4).
  • β-D- glucoside glucohydrolase (EC 3.2.1.21).
  • 1,4-β-D-glucan cellobiohydrolase (EC 3.2.1.91).

Tác dụng chính của enzyme cellulase trong nuôi trồng thủy sản chính là: Phân hủy xác tảo đã tàn, duy trì độ trong của ao nuôi và khiến môi trường sống của thủy sản được tốt hơn.

vi sinh, vi sinh xử lý đáy, men tiêu hóa, kỹ thuật nuôi cấy vi sinh

Enzyme Amylase ảnh minh họa. Nguồn: Từ internet

Enzyme Amylase: Với enzyme amylase, công dụng chính của chúng là thủy phân tinh bột thành đường. Tức là amylase có thể phân hủy các thành phần trong thức ăn hoặc môi trường với bản chất là tinh bột. Điều này giúp cho vật nuôi có thể hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn. Đối với enzyme amylase, chúng ta có hai loại enzyme phổ biến là:

  • α-amylase
  • β-amylase.

vi sinh, vi sinh xử lý đáy, men tiêu hóa, kỹ thuật nuôi cấy vi sinh, Chọn Enzyme trong nuôi trồng thủy sản

Enzyme Protease ảnh minh họa. Nguồn: Từ internet

Enzyme Protease: Đối với protease, chức năng chính của hệ enzyme này là thủy phân đạm và tạo ra sản phẩm cuối cùng là các acid amin. Tùy theo độ pH và giới hạn của chúng trong môi trường nuôi trồng mà có thể chia làm ba hệ nhỏ gồm:

  • Protease acid: pH 2-4
  • Protease trung tính: pH 7-8
  • Protease kiềm: pH 9-11.

Đây được xem như là loại enzyme có tầm ảnh hưởng nhất đến quá trình sinh trưởng của vật nuôi thủy sản.

vi sinh, vi sinh xử lý đáy, men tiêu hóa, kỹ thuật nuôi cấy vi sinh

Enzyme Lipase ảnh minh họa. Nguồn: Từ internet

Enzyme Lipase: Đây là hệ enzyme thuộc nhóm Hydrolase với tác dụng chính là thủy phân các liên kết este và xuất ra thành phẩm cuối cùng gồm các axit béo kèm theo glycerol. Nhờ có enzyme này mà các vật nuôi thủy sản có thể dễ dàng hấp thu được các chất béo trong môi trường nuôi lẫn thức ăn.

Đây là 4 loại enzyme thường gặp và có nhiều lợi ích nhất đối với nuôi trồng thủy sản. Bạn cũng có thể tìm thấy nhiều loại enzyme khác với các công dụng tuyệt vời trong các sản phẩm dành cho thủy sản, ví dụ như: BIO++POWER – Cho đường ruột khỏe mạnh” với rất nhiều loại enzyme tốt cùng hơn 20 tỷ lợi khuẩn dành cho tôm.

Hoặc bạn cũng có thể tham khảo thêm: Bio Enzyme – enzyme đáy – sạch bóng đáy ao nuôi, sản phẩm có chứa 4 loại enzyme bên trên. Bio Enzyme sẽ tạo ra một môi trường sống tốt nhất cho đàn thủy sản của bạn.

vi sinh, vi sinh xử lý đáy, men tiêu hóa, kỹ thuật nuôi cấy vi sinh

Bio++ Power, nguồn Enzyme và lợi khuẩn tốt cho tiêu hóa của thủy sản

Cách chọn enzyme trong nuôi trồng thủy sản

Đầu tiên, để có được cách chọn enzyme đúng đắn trong nuôi trồng thủy sản, bạn cần biết được enzyme được sử dụng khi nào trước.

Enzyme được sử dụng khi nào

Theo thông thường, enzyme có thể được bổ sung hàng ngày chung với thức ăn hoặc ít nhất một ngày một cử trong quá trình nuôi trồng thủy sản. Có như thế thì vật nuôi mới phát triển tốt, ngăn ngừa được nhiều bệnh, hệ tiêu hóa khỏe khoắn hơn và môi trường nước ao hồ cũng sẽ tốt hơn.

Đặc biệt trong những ngày nắng nóng hoặc điều kiện khắc nghiệt, việc vật nuôi ăn nhanh bài tiết nhanh sẽ gây ra nhiều vấn đề cho cả vật nuôi lẫn môi trường. Cho nên, phải kịp thời bổ sung các enzyme cần thiết cho chúng trong thời gian này.

Ngoài ra, một số trường hợp khác cần bổ sung enzyme có thể kể đến như:

  • Giai đoạn vật nuôi thủy sinh còn nhỏ.
  • Đường ruột của vật nuôi không phát triển tốt.
  • Xuất hiện tình trạng kém ăn hoặc kém tiêu hóa ở vật nuôi.
  • Giai đoạn sau khi bị bệnh ở vật nuôi.
  • Hoặc cuối cùng là khi nhận thấy vật nuôi bị chậm lớn.
  • Môi trường nuôi kém và cần xử lý nhanh

Cần kết hợp cả Probiotic và Enzyme

Probiotic là các vi sinh vật sống có chức năng tạo ra enzyme đồng thời tham gia vào việc hỗ trợ tiêu hóa hoặc làm sạch môi trường, cạnh tranh vi sinh gây bệnh.

Tuy nhiên, nhiều người lại chỉ chú ý đến enzyme mà quên mất đi probiotic. Đó là một sự nhầm lẫn cần khắc phục. Bởi lẽ, cả hai đều có những mối liên hệ nhất định, và chỉ khi xuất hiện cả hai yếu tố này thì vật nuôi mới thật sự nhận được sự hỗ trợ về đường tiêu hóa và khả năng hấp thụ, phát triển cũng như nước, đáy ao nuôi mới sạch nhanh, bền vững.

vi sinh, vi sinh xử lý đáy, men tiêu hóa, kỹ thuật nuôi cấy vi sinh, Chọn Enzyme trong nuôi trồng thủy sản

Bio Enzyme, cải tạo chất lượng môi trường cho thủy sản

Lựa chọn sản phẩm tốt nhất chính là cách chọn enzyme trong nuôi trồng thủy sản

Với sản phẩm từ Công ty TNHH Bio-Floc, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng cũng như sự hiệu quả khi sử dụng.

Bởi lẽ, trải qua nhiều năm sản xuất, phát triển và nghiên cứu. Bio-Floc đã thực sự tạo nên những sản phẩm rất có giá trị cho người sử dụng. Điển hình trong số đó chính là: BIO++POWER – Cho đường ruột khỏe mạnhBio Enzyme – enzyme đáy – sạch bóng đáy ao nuôi.

Hai sản phẩm trên đều mang trong mình một lượng lớn các enzyme tốt cho vật nuôi lẫn môi trường nuôi, cải tạo nguồn nước và trả lại môi trường trong sạch. Thêm vào đó, với Bio++ Power, không chỉ có nhiều loại enzyme mà sản phẩm còn có cả lợi khuẩn, các probiotic chúng ta vừa đề cập. Điều này sẽ giúp các vật nuôi thủy sinh phát triển nhanh và khỏe hơn.

Xem thêm: Gợi ý cách xử lý khí độc trong ao nuôi hiệu quả nhanh chóng

Trên đây là toàn bộ thông tin về cách chọn enzyme trong nuôi trồng thủy sản mà chúng tôi mang đến cho các bạn. Hy vọng khi áp dụng những thông tin này từ Bio-Floc, các bạn sẽ có được vụ mùa tốt nhất với việc chăn nuôi thủy hải sản. Chúc các bạn may mắn. Ngoài ra, nếu có vấn đề thắc mắc hay cần tư vấn về sản phẩm, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua các cách kết nối sau đây:

𝐂𝐨̂𝐧𝐠 𝐭𝐲 𝐓𝐍𝐇𝐇 𝐁𝐢𝐨-𝐅𝐥𝐨𝐜

Địa chỉ: Cụm CN Liên Hiệp – Phúc Thọ – Hà Nội

Web: http://biofloc.com.vn/

Hotline: 𝟎𝟖𝟐𝟖. 𝟗𝟗. 𝟖𝟔𝟖𝟔

Email: biofloccompany@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

**hangupdate**