Kiểm soát bệnh TPD tại ao nuôi tôm thương phẩm bằng giải pháp sinh học

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, khái niệm bệnh TPD (bệnh mờ đục trên ấu trùng tôm) đã không còn quá xa lạ, đây là một căn bệnh có tỷ lệ chết cao ở tôm thẻ chân trắng. Căn bệnh này thường ảnh hưởng đến ấu trùng post 6–12 ngày tuổi (PL6 ~ 12), tuy nhiên tại các ao nuôi tôm thương phẩm căn bệnh này vẫn có thể lây lan, gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và sức đề kháng của tôm nuôi dẫn đến những thiệt hại nặng nề cho người nuôi tôm.

Trước tình trạng này, việc tìm kiếm giải pháp hiệu quả và bền vững để kiểm soát TPD trong ao nuôi tôm thương phẩm là vô cùng cần thiết. Bài viết này, Bio-Floc sẽ giúp người nuôi tôm có những thông tin hữu ích về cách kiểm soát TPD tại ao nuôi tôm thương phẩm bằng các phương pháp sinh học giúp đem lại hiệu quả cao, giúp tăng năng suất và sản lượng nuôi trồng.

1. Khái niệm bệnh TPD và những thiệt hại do bệnh TPD gây ra cho người nuôi tôm

Bệnh mờ đục trên ấu trùng tôm, viết tắt là TPD, là một trong những vấn đề nghiêm trọng đang gây ra những thiệt hại không nhỏ đối với người nuôi tôm, đặc biệt là trong lĩnh vực nuôi tôm thẻ chân trắng. Bệnh TPD do một loại vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ra, bắt đầu xuất hiện ở một số trại sản xuất giống tôm ở các khu vực như tỉnh Quảng Đông và tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Bệnh thường ảnh hưởng đến ấu trùng post từ 6 đến 20 ngày tuổi, thời điểm mà chúng đang phát triển mạnh mẽ nhưng cũng rất dễ bị tổn thương. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tôm bị nhiễm TPD thường có những dấu hiệu lâm sàng rõ ràng như đường tiêu hóa trống rỗng và gan tụy nhợt nhạt hoặc không màu.

Tuy nhiên, điều đáng lo ngại nhất là tỷ lệ chết ở tôm bị bệnh có thể lên tới mức từ 90 đến 100%, thường diễn ra trong vòng 72 giờ kể từ khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường. Sự lan truyền nhanh chóng của TPD đã gây ra những tổn thất đáng kể không chỉ về mặt kinh tế mà còn gây ra tâm lý hoang mang cho người nuôi.

Ở một số trại nuôi tôm thương phẩm, hiện tượng chết hàng loạt xảy ra đến mức đáng kể, thậm chí ở những ao tôm mới thả được chỉ 5 ngày. Điều này không chỉ gây ra sự lo lắng và hoang mang cho người nuôi mà còn gây thiệt hại đáng kể về kinh tế cho người nuôi trồng thủy sản. Nhiều người nuôi tôm chia sẻ rằng, hiện tượng này thường xảy ra ở tôm dưới 20 ngày tuổi, tôm chết hàng loạt rất nhanh, gây ra những thiệt hại nặng nề.

Trước tình hình này, việc tìm kiếm giải pháp hiệu quả để kiểm soát và phòng tránh TPD trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Sử dụng giải pháp sinh học để kiểm soát và phòng tránh TPD biện pháp hiệu quả. Chỉ qua sự hợp tác và nỗ lực chung, chúng ta mới có thể đối mặt và vượt qua được những thách thức mà TPD đang đặt ra, từ đó đảm bảo sự bền vững của ngành nuôi trồng thủy sản trong tương lai.

Xem thêm: Chế phẩm sinh học nuôi tôm cần thiết cho người nuôi 

2. Giải pháp kiểm soát TPD tại các bể gièo hiệu quả

Để kiểm soát bệnh TPD ở các bể gièo, có nhiều biện pháp được áp dụng nhưng sử dụng chế phẩm sinh học đang được coi là một giải pháp hiệu quả và an toàn nhất đối với tôm nuôi và môi trường. Trong lĩnh vực này, Bio-Floc đã tiên phong trong việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm BIO++, một giải pháp toàn diện và tiên tiến trong việc kiểm soát TPD và cải thiện chất lượng môi trường nuôi tôm.

BIO++ - Sạch từng phân tử nước

Sản phẩm BIO++ của Bio-Floc đã được kiểm chứng thông qua các nghiên cứu chuyên sâu về bệnh TPD, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của người nuôi tôm. Với một loạt các công dụng đối với tôm nuôi và môi trường, BIO++ không chỉ giúp xử lý các vấn đề như váng, bọt trên mặt nước của bể gièo mà còn ứng phó hiệu quả với các yếu tố gây bệnh như Vibrio và nấm. Với các ấu trùng và tôm nhỏ, việc sử dụng BIO++ không chỉ bảo vệ chúng khỏi các tác nhân gây hại mà còn tăng tỷ lệ sống trong từng giai đoạn phát triển. Cách sử dụng cũng được đơn giản hóa để phù hợp với các quy trình nuôi tôm hàng ngày của người nuôi.

BIO++ - Sạch từng phân tử nước

Để sử dụng cho gièo tôm, người nuôi chỉ cần bổ sung BIO++ vào nguồn nước trong bể với liều lượng 2 ml/1m3 nước và sục khí liên tục trong vòng 24 giờ trước khi cấp sang bể nuôi. Trong quá trình nuôi, nước ao sẽ được định kỳ sử dụng BIO++ với liều lượng 1-2 ml/1m3 nước, mỗi 2-3 ngày sử dụng/lần, đặc biệt nên sử dụng sản phẩm khi hàm lượng oxy trong nước đạt cao nhất để đảm bảo hiệu quả tối đa.

Với sự kết hợp giữa công nghệ và hiểu biết sâu sắc về nhu cầu thực tế của người nuôi, BIO++ của Bio-Floc không chỉ là một giải pháp kiểm soát TPD hiệu quả mà còn là một lựa chọn an toàn và bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản nước ta.

Xem thêm: PHMB: Kiểm soát sớm bệnh TPD trên tôm

𝐂𝐨̂𝐧𝐠 𝐭𝐲 𝐓𝐍𝐇𝐇 𝐁𝐢𝐨-𝐅𝐥𝐨𝐜

  • Địa chỉ: Cụm CN Liên Hiệp – Phúc Thọ – Hà Nội
  • Web: http://biofloc.com.vn/
  • Hotline: 𝟎𝟖𝟐𝟖. 𝟗𝟗. 𝟖𝟔𝟖𝟔
  • Email: biofloccompany@gmail.com
  • OA Zalo: BioFloc trên Zalo 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

**hangupdate**