Triệu chứng & cách hỗ trợ điều trị tôm bị bệnh phân trắng

tôm bị bệnh phân trắng

Bệnh phân trắng ở tôm là một trong những biểu hiện khá phổ biến khi nuôi trồng thủy sản. Việc tôm bị bệnh phân trắng sẽ khiến cho hệ miễn dịch suy giảm, tôm bị yếu và thậm chí là chết hàng loạt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất. Do đó, việc phát hiện các triệu chứng cũng như cách hỗ trợ điều trị tôm bị bệnh phân trắng là rất cần thiết, cùng Bio-Floc tìm hiểu xem nhé.

1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tôm bị bệnh phân trắng

Phân trắng là một trong những căn bệnh thường xuất hiện ở tôm trong thời điểm khoảng 40 ngày trở đi. Bệnh phân trắng ở tôm thường xuất hiện do một số nguyên nhân như:

  • Tôm ăn phải các loại thức ăn bị nấm mốc, kém chất lượng hoặc có nhiễm độc tố khiến cho đường ruột yếu và bị bệnh phân trắng. Đặc biệt, tình trạng nhiễm bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng nếu ao dư thừa thức ăn.
  • Tôm ăn phải tảo có độc ở trong ao nuôi khiến lượng enzyme trong tảo tiết ra làm cho biểu mô bị tê liệt, ruột tôm không tiêu hóa cũng như hấp thụ được thức ăn. Tình trạng đó kéo dài sẽ khiến tôm bị tắc nghẽn đường ruột và gây nên bệnh phân trắng.
  • Ký sinh trùng Gregarine cũng là nguyên nhân gây nên bệnh phân trắng ở tôm. Thông thường ký sinh trùng Gregarine sẽ bám vào các vật trung gian, khi tôm ăn phải chúng sẽ bám vào bên thành ruột tôm khiến đường ruột bị tổn thương.
  • Ngoài ra, trong gan tụy của tôm cũng có một loại vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei có nguy cơ gây nên bệnh phân trắng ở tôm.

XEM THÊM: Máy phát điện công nghiệp cao cấp – 100% nhập khẩu. 

cách hỗ trợ điều trị tôm bị bệnh phân trắng

Ký sinh trùng Gregarine gây bệnh phân trắng ở tôm

2. Tôm bị bệnh phân trắng có triệu chứng gì?

Để hạn chế tình trạng suy giảm miễn dịch và gây tử vong ở tôm thì việc phát hiện và có cách điều trị kịp thời bệnh phân trắng là điều rất cần thiết. Dưới đây là những biểu hiện tôm bị bệnh phân trắng mà bạn có thể nhận biết:

  • Xuất hiện những vón phân tôm có màu trắng nổi trên mặt nước hồ, ở góc hồ, dọc bờ ao hoặc phía cuối hướng gió thổi
  • Tôm giảm ăn, thậm chí là bỏ ăn nếu bệnh phân trắng trở nặng. Bạn có thể quan sát đường ruột của tôm để thấy có rất ít thức ăn, thức ăn bị đứt quãng hoặc không có thức ăn.
  • Hệ thống đường ruột của tôm bị viêm nhiễm, vỏ tôm sờ vào rất mềm và thịt tôm không tràn đầy vỏ.
  • Ngoài các biểu hiện quan sát bằng mắt thường, bạn có thể kiểm tra bệnh phân trắng ở tôm bằng cách mô học. Nếu thấy gan tôm bị tổn thương, thậm chí là bị bong ra thì chứng tỏ tôm đã bị nhiễm bệnh phân trắng.

Biểu hiện tôm bị bệnh phân trắng

Xem thêm: Máy phát điện Hyundai Hàn Quốc chất lượng hàng đầu.

3. Hỗ trợ điều trị tôm bị bệnh phân trắng tại Bio-Floc

3.1. Hỗ trợ điều trị bệnh phân trắng ở tôm bằng BFC Protic plus

BFC Protic plus chứa các chủng vi sinh với mật độ cao, có khả năng ức chế các vi khuẩn gây bệnh phân trắng trên tôm.

  • Lactobacillus acidophilus: có khả năng sản sinh acid lactic tạo môi trường bất lợi cho sự phát triển của vi khuẩn và nấm gây bệnh trong đường ruột. Sản sinh một số chất kháng sinh mạnh gồm bacteriocin, lactocidin, acidophilin và acidolin, có tác dụng ngăn chặn sự sinh trưởng và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh phân trắng.
  • Saccharomyces cerevisiae: cạnh tranh vị trí bám dính với vi khuẩn gây bệnh, đồng thời có khả năng kết dính với vi khuẩn có hại như E.coli, Salmonella…và loại bỏ những vi khuẩn này ra ngoài theo chất thải vật nuôi.

Các chủng vi sinh vật này sẽ tham gia trực tiếp vào việc ức chế tiêu diệt vi sinh gây bệnh cũng như phân giải thức ăn và loại bỏ độc tố gây bệnh phân trắng trên tôm. Từ đó hỗ trợ trực tiếp điều trị bệnh phân trắng trên tôm do vi khuẩn và tảo độc gây ra.

Cách sử dụng BFC Protic plus vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần hòa tan khoảng 500 gram BFC Protic plus với 10 lít nước sạch và 300 gram đường cát rồi đậy nắp và ủ kín trong vòng 1 đến 3 giờ đồng hồ. Khi kiểm tra thấy hỗn hợp có màu trắng sữa, vị chua và bọt trắng nổi lên trên bề mặt thì có nghĩa là bạn đã sử dụng được.

Bạn dùng 2 lít hỗn hợp BFC Protic plus sau ngâm ủ pha với nước rồi trộn cho 10 kg thức ăn và cho tôm ăn định kỳ hằng ngày vào cữ sáng để giúp tôm phát triển khỏe mạnh và hỗ trợ điều trị bệnh phân trắng trên tôm.

Trị bệnh phân trắng ở tôm bằng BFC Protic plus

3.2. Lactoprobi cho hệ đường ruột tôm khỏe mạnh

Lactoprobi là dòng men vi sinh sống được lấy trực tiếp từ hệ thống lên men tự động mà không hề tăng sinh qua nhiều cấp từ đó ngoài giúp ngăn chặn tình trạng phân trắng ở tôm, Lactoprobi còn đem đến nhiều công dụng hữu ích như:

  • Giúp tôm dễ dàng hấp thụ thức ăn, thúc đẩy sự nong to đường ruột tôm.
  • Tăng cường sức đề kháng cũng như hệ miễn dịch cho tôm, đặc biệt là khi thời tiết có sự thay đổi bất thường.
  • Tăng cường các loại lợi khuẩn giúp phòng ngừa các bệnh về hệ tiêu hóa, đường ruột.

Lactoprobi tồn tại ở dạng lỏng do đó có thể sử dụng ngay mà không cần phải mất thời gian ủ. Bạn chỉ cần pha khoảng 5 đến 7 ml/kg Lactoprobi với nước sạch sau đó trộn đều vào thức ăn khoảng 10 đến 20 phút để các vi sinh sống thấm đều vào thức ăn. Nên cho tôm dùng mỗi bữa ăn để giúp cho hệ tiêu hóa của tôm luôn khỏe mạnh nhé.

cách hỗ trợ điều trị tôm bị bệnh phân trắng

Lactoprobi cho hệ đường ruột tôm khỏe mạnh

cách hỗ trợ điều trị tôm bị bệnh phân trắng

Sản xuất vi sinh tại Bio-Floc

Trên đây là triệu chứng cũng như cách hỗ trợ điều trị tôm bị bệnh phân trắng vô cùng hiệu quả mà chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn. Hãy chăm sóc tốt nhất cho đường ruột của tôm bằng các sản phẩm vi sinh của Bio-Floc nhé.

Xem thêm: Vai trò của chế phẩm sinh học trong xử lý môi trường ao nuôi tôm cá

𝐂𝐨̂𝐧𝐠 𝐭𝐲 𝐓𝐍𝐇𝐇 𝐁𝐢𝐨-𝐅𝐥𝐨𝐜

  • Địa chỉ: Cụm CN Liên Hiệp – Phúc Thọ – Hà Nội
  • Webhttp://biofloc.com.vn/
  • Hotline: 𝟎𝟖𝟐𝟖. 𝟗𝟗. 𝟖𝟔𝟖𝟔
  • Email: biofloccompany@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

**hangupdate**