Cá trắm đen là loài cá nước ngọt, có thịt thơm ngon – bổ dưỡng nên được rất nhiều gia đình Việt ưa thích. Cách nuôi cá trắm đen cũng không quá phức tạp, chỉ cần bà con nắm được quá trình chăm sóc cơ bản là có thể bắt tay vào nuôi. Để hiểu rõ hơn, hãy theo dõi bài viết dưới đây – Bio-Floc chia sẻ kỹ thuật nuôi cá trắm đen nhanh lớn – mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Kỹ thuật nuôi cá trắm đen nhanh lớn – mang lại hiệu quả kinh tế cao
Contents
1. Tìm hiểu một số đặc điểm sinh học của cá trắm đen
Cá trắm đen là loài thủy sản sinh sống có tính địa phương, phân bố chủ yếu tại Hắc Long giang Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam. Đặc điểm dễ nhận thấy nhất của loài cá này chính là vây có màu xám đen và nhạt dần về phía bụng.
Loài cá này đặc biệt ưa thích sống ở tầng đáy, ít khi nổi lên mặt nước và thường sống ở những nơi có vùng nước tĩnh. Cá trắm đen là loài ăn tạp, chủ yếu ăn động vật phù du, ấu trùng của các loài bọ và côn trùng lúc bé. Khi trưởng thành cá chuyển sang ăn giáp xác và côn trùng sinh sống trong nước, chúng cũng có thể ăn cả các loại quả như: sung, vả… rụng xuống nước, nếu khan hiếm thức ăn.
Các trắm có kích thước và khối lượng khá lớn, thường sẽ khoảng 4-5 kg/con.
2. Kỹ thuật nuôi cá trắm đen nhanh lớn – cho năng suất cao
Quy trình nuôi cá trắm đen cần đảm bảo theo các yêu cầu cụ thể như sau:
2.1. Chuẩn bị môi trường ao nuôi
Môi trường ao nuôi cần đảm bảo những yếu tố:
- Cung cấp nguồn nước một cách chủ động, nước sạch và không ô nhiễm.
- Diện tích ao nuôi tùy thuộc diện tích đất đối với mỗi hộ gia đình, nhưng tốt nhất với ao nuôi cá thịt nên lựa chọn những ao có diện tích từ 5.000 – 10.000 m2, với ao ương cá giống là từ 1.000 – 3.000 m2. Diện tích này có thể đảm bảo thức ăn tự nhiên cho cá và việc chăm sóc, quản lý và thu hoạch cá.
- Đảm bảo mực nước từ 2-2,5m là tốt nhất.
- Phần đáy ao cần san phẳng, nghiêng khoảng 1 độ và có lắp đặt cống thoát nước để thuận lợi cho công tác tháo rửa, vệ sinh ao, thay nước và thu hoạch sau này.
- Luôn luôn đảm bảo lớp bùn có độ dày vừa phải từ 20 – 30cm.
Chuẩn bị môi trường ao nuôi
2.2. Chọn và thả cá trắm đen giống
Cần lựa chọn những con cá khỏe mạnh, kích thước đồng đều, thân không bị xây xát, mất lớp nhầy, không bị dị tật, mắc bệnh và bơi khỏe. Bà con cũng có thể lựa chọn giống cá bé để ương cỡ từ 30 -50g/con để nuôi sau đó khi cá có trong lượng từ 0.5 kg đến 1kg thì chuyển sang ao nuôi cá thịt. Ngoài ra khi thả cá trắm đen bà con cũng cần lưu ý một vấn đề như sau:
- Nên thả cá giống vào vụ xuân – hè.
- Thả cá vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát, tránh những hôm trời lạnh hoặc gió mùa về.
- Trước khi thả cá cần tiến hành thực hiện tắm cá bằng dung dịch nước muối pha loãng có nồng độ từ 2 – 3% trong khoảng 5 – 10 phút.
- Tiến hành ngâm bao chứa cá giống trong nước ao khoảng 15 phút trước khi mở bao. Sau đó, để cá tự chui ra giúp cá dần thích nghi với môi trường nước ao nuôi.
2.3. Thức ăn nuôi cá trắm đen
Chúng ta có thể lựa chọn cám hỗn hợp dạng viên nổi mua sẵn do các nhà máy sản xuất hoặc tự làm bằng cách trộn các nguyên liệu với nhau và cho vào máy ép cám viên nổi để tạo hạt theo đúng tỷ lệ được khuyến cáo.
Thức ăn cho cá trắm đen
3. Kỹ thuật chăm sóc cá trắm đen hiệu quả
Chăm sóc cá trắm đen đúng cách sẽ giúp cá tăng trưởng nhanh chóng, mang đến hiệu quả kinh tế cao:
3.1. Môi trường ao nuôi cần được đảm bảo
Khi cá còn nhỏ, nên duy trì mực nước ao sâu từ 1,5 – 2m, khi cá lớn hơn 2kg thì có thể nâng mực nước của ao lên 2,5m so với đáy ao. Thường xuyên theo dõi tình trạng của đàn cá và môi trường ao nuôi. Cần dùng chế phẩm sinh học để quản lý chất lượng môi trường nước ao nuôi.
3.2. Công nghệ Biofloc trong kỹ thuật chăm sóc cá trắm đen
Công nghệ Biofloc (BFT) là quá trình tự Nitrat hóa trong ao nuôi mà không cần thay nước. Biofloc tập hợp các chất hữu cơ trong nước như các loại tảo đơn bào, đa bào, phân, thức ăn dư thừa, xác vi sinh vật, vi khuẩn hay động vật không xương sống,…
Công nghệ Biofloc trong kỹ thuật chăm sóc cá trắm đen
Việc ứng dụng công nghệ Biofloc trong ao nuôi cá trắm đen sẽ mang lại rất nhiều lợi ích, giúp cá có môi trường tốt nhất để phát triển, cho năng suất cao.
Một số chế phẩm sinh học thuộc Bio-Floc có thể sử dụng trong quá trình nuôi và chăm sóc cá trắm đen:
- BIO-FLOC EM AQUA – vi sinh gốc, vi sinh thủy sản có khả năng làm sạch nước và đáy ao nuôi. Đây là dòng sản phẩm dùng để nhân sinh khối thành các sản phẩm thứ cấp, giúp tạo floc, phân hủy mùn bã hữu cơ, giảm lợn cợn, kích thích nhóm tảo khuê phát triển và ngăn chặn các nhóm tảo giáp, tảo mắt, tảo roi… phát triển. Đây là dòng chế phẩm gốc sẽ giúp tiết kiệm chi phí tối đa cho người chăn nuôi.
- BIO ENZYME đây là dòng enzyme kết hợp vi sinh với tính năng xử lý các ao nuôi có hiện tượng đặc nước, nhớt nước làm cho nước thông thoáng giúp cá dễ dàng hô hấp. Chế phẩm với hệ enzyme đậm đặc có khả năng cắt tảo trong những ao nuôi có lượng tảo dày.
- PP PROBIOTICS đây là dòng men tiêu hóa giúp bảo vệ đường ruột của cá. Sản phẩm là kết quả của sử dụng công nghệ lên men tự đông, cô đặc sinh khối bằng hệ thống lọc tiếp tuyến và đông khô vi sinh vật ở nhiệt độ âm sâu (-500C). Do đó, PP PROBIOTICS có hoạt tính sinh học ổn định cao từ đó giúp cá hấp thụ triệt để dinh dưỡng trong thức ăn và lớn nhanh, ngoài ra các vi sinh có trong sản phẩm sản sinh một số chất kháng sinh mạnh gồm bacteriocin, lactocidin, acidophilin, acidolin, có tác dụng ngăn chặn sự sinh trưởng và tiêu diệt vi khuẩn có hại giúp bảo vệ đường ruột của cá.
Như vậy, bài viết trên đã chia sẻ những thông tin chi tiết về kỹ thuật nuôi cá trắm đen và ứng dụng của công nghệ Biofloc trong nuôi trồng, chăm sóc cá. Cảm ơn vì đã theo dõi bài viết, chúc bà con áp dụng thành công và thu được lợi nhuận cao từ loại cá này.
𝐂𝐨̂𝐧𝐠 𝐭𝐲 𝐓𝐍𝐇𝐇 𝐁𝐢𝐨-𝐅𝐥𝐨𝐜
- Địa chỉ: Cụm CN Liên Hiệp – Phúc Thọ – Hà Nội
- Web: http://biofloc.com.vn/
- Hotline: 𝟎𝟖𝟐𝟖. 𝟗𝟗. 𝟖𝟔𝟖𝟔
- Email: biofloccompany@gmail.com
- Các dạng chế phẩm Em gốc và ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản
- Ba tác động vượt trội của men vi sinh cho đường ruột thủy sản khỏe – BFC PROTIC PLUS
- Chế phẩm sinh học BIO++ – Sạch từng phân tử nước
- Chế phẩm Bio-Floc EM Gốc – Vi sinh gốc làm sạch nước và đáy ao nuôi
- Các farm nuôi tôm lớn đang làm gì để giảm chi phí giá thành sản phẩm?