Vỏ là bộ phận bên ngoài bao bọc cơ thể, tạo nên một khung chắc khoẻ, góp phần bảo vệ các cơ quan bên trong của tôm. Tuỳ theo từng chu kỳ phát triển khác nhau mà có quá trình tôm lột vỏ để tăng kích thước và trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên, trong thực tế xuất hiện những trường hợp khi lột vỏ tôm bị dính đuôi, rớt đáy, gây ảnh hưởng đến năng suất cũng như hiệu quả nuôi trồng. Một trong những yếu tố dẫn đến quá trình tôm lột vỏ bị dính đuôi, rớt đáy, rớt cục thịt là do yếu tố dinh dưỡng và khoáng chất. Hãy cùng BIO-FLOC tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!
Contents
1. Yếu tố dinh dưỡng, khoáng chất trong quá trình tôm lột vỏ
Dinh dưỡng là một yếu tố đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tôm lột vỏ. Nếu thiếu dinh dưỡng, tôm sẽ không có đủ các hoạt chất cần thiết để làm cứng vỏ nên vỏ tôm sẽ không bị nứt và tách khỏi cơ thể.
Theo các chuyên gia, vỏ tôm có chứa 55% chất khoáng vô cơ và 45% là chitin. Chính vì vậy, các khoáng chất rất cần thiết cho tôm trong quá trình sống cũng như phát triển. Đặc biệt, đối với các ao nuôi tôm, hàm lượng khoáng hoà tan là yếu tố quan trọng giúp tôm lột vỏ và tái sinh một lớp vỏ mới.
Xem thêm: Vì sao nên dùng chế phẩm sinh học cho ao nuôi tôm?
Trên thực tế, các ao nuôi tôm có độ mặn càng cao thì hàm lượng các khoáng hoà tan càng lớn và ngược lại. Ngoài ra, với những ao nuôi tôm với mật độ dày đặc mà tôm đang cùng lột xác sẽ khiến khoáng chất trong môi trường nước giảm đi đột ngột. Tuy nhiên, những khoáng chất này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tảo ở ao nuôi. Nếu lượng khoáng chất được cung cấp dư thừa sẽ khiến cho tảo trong các ao nuôi dày đặc và chúng có nguy cơ chết một cách đột ngột từ 1-3 ngày. Do đó, khi tôm lột xác sẽ nhanh chóng làm xấu môi trường nước, sinh ra các khí độc làm tôm dễ nhiễm các bệnh nguy hiểm do vi rút, vi khuẩn gây ra.
2. Biện pháp cân bằng dinh dưỡng và khoáng chất cho quá trình tôm lột vỏ
Muốn tôm lột vỏ hiệu quả, một trong những yếu tố quan trọng là cần phải cân bằng dinh dưỡng và khoáng chất cho tôm, hàm lượng đạm phải đạt từ 32-45%. Cần cho tôm ăn lượng thức ăn vừa phải và theo dõi lượng thức ăn dư thừa. Tuỳ theo các giai đoạn sinh trưởng và phát triển, tôm sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Khi thay đổi thức ăn, nên trộn thức ăn mới và thức ăn cũ ít nhất 3 ngày trước khi chuyển hẳn sang nguồn thức ăn mới. Các sản phẩm khoáng chất được bổ sung phải căn cứ tổng lượng từng khoáng chất như Mg, Ca, K có trong nước ao giúp cân bằng khoáng chất, từ đó tôm nhanh cứng vỏ.
Bên cạnh đó, cần bổ sung đủ các khoáng chất cần thiết trước, trong và sau khi tôm lột xác để chúng lột nhanh, cứng vỏ, tránh tảo tàn, rong rêu. Hiện nay, có hai dạng khoáng chất được sử dụng phổ biến hỗ trợ quá trình tôm lột vỏ: Thứ nhất, đó là các khoáng đa lượng như CaCl2, MgCl2, MgSO4 hoặc muối ăn, vôi… cho trực tiếp vào ao nuôi; Thứ hai, đó là các khoáng vi lượng như Mn, Fe, Zn, Cu, K… được sản xuất dưới dạng bột hoặc nước để trộn vào thức ăn cho tôm.
Trên đây là một số gợi ý của BIO-FLOC, hi vọng có thể cung cấp cho bà con thêm những kiến thức bổ ích để áp dụng thành công đối với ao nuôi tôm của mình. Để được tư vấn, hỗ trợ thêm về các chế phẩm sinh học cho ao nuôi tôm, bà con hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline 082 899 8686 nhé!
XEM THÊM:
Máy phát điện công nghiệp cao cấp – 100% nhập khẩu.
Máy phát điện Doosan 300kVA nhập khẩu chính hãng Hàn Quốc.
𝐂𝐨̂𝐧𝐠 𝐭𝐲 𝐓𝐍𝐇𝐇 𝐁𝐢𝐨-𝐅𝐥𝐨𝐜
- Địa chỉ: Cụm CN Liên Hiệp – Phúc Thọ – Hà Nội
- Web: http://biofloc.com.vn/
- Hotline: 𝟎𝟖𝟐𝟖. 𝟗𝟗. 𝟖𝟔𝟖𝟔
- Email: biofloccompany@gmail.com